Câu kỷ tử hay gọi là kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. Đây là một cây thuốc quý mọc tại các tình như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Quả kỷ tử mọng nước có hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hay vàng đỏ. Quả Câu kỷ tử khô có hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, vỏ màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình dạng giống quả thận màu vàng, có một đầu có vết cuống quả.
Cách dùng câu kỷ tử: Kỷ tử sau khi được phơi khô có thể nấu cùng với thức ăn như trong các món hầm. Thường được kết hợp với những vị thuốc khác có tác dụng bồi bổ khí huyết như thục địa, hoàng kỳ, đại táo… để tăng tác dụng. Kỷ tử thường được kê trong các đơn thuốc sắc, với tác dụng bổ huyết.
Liều lượng: Mỗi ngày từ 8 đến 20 gram.
Tác dụng :
Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch làm giảm nguy cơ mắc bệnh do vi sinh vật gây ra.
Theo thực nghiệm thấy rằng kỷ tử có khả năng tăng quá trình tạo máu giúp giảm tình trạng thiếu máu.
Tác dụng làm giảm mỡ máu, chống oxy hóa và giảm sự lão hoá của cơ thể. Câu kỷ tử còn bảo vệ tế bào gan, ức chế quá trình đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; trong thành phần còn cơ chất cerebroside để bảo vệ tế bào gan chống lại độc tố.
Tốt cho mắt: Những thành phần trong kỷ tử có tác dụng tốt trên mắt, giúp mắt sáng hơn, hạn chế tình trạng oxy hóa làm mắt bị mờ.
Theo đông y kỷ tử có vị ngọt, hơi chua, tình bình quy kinh can, thận, phế có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, an thần, sáng mắt. Chủ các chứng huyết hư gây hoa mắt chóng mặt, đau thắt lưng, can thận hư gây đau lưng, di tinh, trị đau mắt đỏ, mỏi mắt…